Rạn da khi mang thai là hiện tượng phổ biến hiện nay, khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng và tự ti. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này. Vậy, tại sao lại bị rạn da khi có thai, biểu hiện của nó như thế nào? Có cách nào để phòng tránh rạn da an toàn mà hiệu quả cho mẹ bầu?

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Rạn da khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, tự ti

Tình trạng rạn da ở phụ nữ đang trong thai kỳ rất phổ biến nhưng không phải ai cũng mắc phải. Khi có thai, vùng bụng của người mẹ phải tăng kích thước liên tục để cho thai nhi phát triển. Lúc này, các sợi collagen và các tổ chức đàn hồi dưới da sẽ dễ bị đứt gãy do da căng ra, hình thành nên các vết rạn. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất thẩm mỹ này.

Yếu tố tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc da bị rạn ở các bà bầu. Phụ nữ mang thai càng lớn tuổi thì khả năng bị rạn da cũng như mức độ rạn sẽ cao hơn những người trẻ tuổi. Lý giải điều này là do các sợi collagen, elastin… có sức đàn hồi yếu hơn do sự lão hóa, do đó nó dễ đứt gãy và làm rạn da. Ngoài ra những mẹ bầu còn quá trẻ cũng dễ gặp tình trạng rạn da do cấu trúc da chưa hoàn thiện. 

Thay đổi hoocmon, nội tiết tố trong cơ thể

Hoocmon, nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu bị rạn da

Khi mang thai, hoocmon và nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi đáng kể. Ngoài ra, người mẹ còn phải chịu tác động của các hoocmon progesterone và estrogen tiết ra từ nhau thai và thai nhi. Lúc này, các tiền hắc tố da melanin được kích thích sản sinh nhiều hơn, gây thâm sạn các vết rạn.

Tăng cân quá nhiều và quá nhanh

Một trong những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là tăng cân quá nhiều, quá nhanh. Trong thời gian thai kỳ, mẹ thường xuyên có cảm giác thèm ăn, năng lượng được tích lũy nhiều cũng như lớp mỡ dưới da ngày càng dày lên, khiến mẹ tăng cân nhiều, nhanh chóng. Lúc này, da sẽ bị kéo dãn ra tối đa, cấu trúc da dễ bị ảnh hưởng gây nên các vết rạn.

Cơ địa của phụ nữ mang thai

Có những phụ nữ mang thai bị rạn da rất nhiều, có người thì rạn ở mức độ vừa và nhẹ nhưng cũng có người không hề bị rạn da trong suốt thai kỳ của mình. Đây là do ảnh hưởng của cơ địa từng người. Nếu khả năng đàn hồi của da tốt, cấu trúc bền vững thì sẽ ít xuất hiện rạn da hơn.

Biểu hiện của rạn da khi có thai 

Rạn da khi mang thai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Rạn da là nỗi niềm lo lắng của các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ còn trẻ tuổi. Rạn da khi mang thai là một tổn thương về cấu trúc của da, có thể xem như một tình trạng bệnh lý. Các vết rạn chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng quanh rốn khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ. Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện ở những vị trí khác như vùng đùi, hai bên hông, vùng mông, ngực và cánh tay. 

Khi thai nhi càng lớn, cân nặng của mẹ càng tăng nhanh thì mức độ rạn da càng rõ ràng. Rạn da thường bắt đầu xuất hiện vào giữa cuối tam cá nguyệt thứ 2, tức là lúc thai nhi đã được 5, 6 tháng tuổi. Ban đầu, các vết rạn rất mờ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Càng về sau, các vết rạn này càng nhiều và rõ ràng hơn, có thể sờ thấy các rãnh rạn da. 

Tùy vào cơ địa của mỗi người để các vết rạn này có màu sắc khác nhau. Ban đầu, vết rạn da có thể có màu trắng, hồng hoặc tím. Về sau, do ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ nhau thai và thai nhi làm tăng sinh hắc tố da, khiến các vết rạn trở nên thâm tím, sẫm màu hơn.  

Cách phòng tránh rạn da khi mang thai an toàn, hiệu quả

Cách phòng tránh rạn da khi có thai an toàn, hiệu quả

Mang thai là hành trình đầy tuyệt vời của chị em phụ nữ. Để ngăn ngừa và xóa bỏ nỗi lo rạn da khi mang thai mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, bạn cần:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, omega 3, omega 6… giúp cải thiện khả năng đàn hồi của da.
  • Uống đủ nước để làm da có độ ẩm tốt nhất, hơn nữa giúp giải độc cơ thể, hạn chế rạn da.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Kiểm soát cân nặng, trong suốt thai kỳ tăng khoảng 7 đến 15kg là vừa, nếu tăng cân quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến da dễ bị rạn.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao vừa sức giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tế bào da phát triển khỏe mạnh, đồng thời kiểm soát cân nặng.
  • Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da vì chúng rất an toàn, lành tính, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cho da chắc khỏe.
  • Nếu muốn dùng các loại kem chống rạn da thì nên kiểm tra cẩn thận, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đến đây, bạn đã hiểu hơn về rạn da khi mang thai rồi phải không? Nếu bạn đang mắc phải tình trạng mất thẩm mỹ này thì đừng quá lo lắng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn tận hưởng thai kỳ thật vui vẻ, hạnh phúc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *