Rạn da mông là hiện tượng da ở mông có xuất hiện những vết lõm màu hồng tím cùng với một vài đường sọc chạy song song có hình răng cưa. Bất kỳ ai cũng có thể bị rạn da mông nhưng phụ nữ thường có xu hướng mắc phải nhiều hơn. Vậy nguyên nhân của rạn da mông này là gì? Có phương pháp nào chữa trị triệt để được hay không?

Rạn da mông do nguyên nhân nào?

Da của chúng ta được cấu tạo từ 3 lớp là: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Thường bệnh rạn da xuất hiện ở lớp trung bì – nơi tập trung các mô liên kết cũng như hình thành độ đàn hồi cho da. Theo như một phân tích tại Mỹ năm 2013, có khoảng 50 – 80% dân số có thể mắc phải căn bệnh rạn da.

Những nguyên nhân gây rạn da vùng mông

Cùng với sự phát triển của các cơ xương, da cũng tăng trưởng nhanh theo đó với các sợi collagen sẽ có khả năng bị kéo căng ra. Kết quả là da mất đi độ đàn hồi và hình thành nên các vết rạn.

Ngoài nguyên nhân trên, còn một số các nguyên nhân khác dẫn đến rạn da như:

  • Sự thay đổi đột ngột của kích thước, tăng cân nhanh do mang thai.
  • Trẻ trong độ tuổi dậy thì tăng trưởng nhanh hơn tốc độ đàn hồi của da khiến da bị rạn.
  • Người sử dụng thuốc mỡ steroid hoặc sử dụng thuốc corticosteroid liều cao: Thuốc có khả năng làm cho lớp thượng bì của da mông mỏng đi khiến da bị rạn.
  • Người nhà từng có tiền sử bệnh rạn da cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
  • Người bị bệnh tăng cân hoặc béo phì.
  • Người mắc hội chứng Cushing, Marfan hoặc các hội chứng rối loạn di truyền

Dấu hiệu nhận biết bệnh rạn da mông:

Các vết rạn da mông thường hình thành những đám nhỏ trông giống da cá đã đánh vảy. Ở giai đoạn đầu tiên, vết rạn da mông này thường có màu đỏ đậm sau đó chuyển sang hẳn đỏ tím. Vết rạn này không hề gây ngứa hay sưng.

Ở giai đoạn 2, các vết rạn da mông sẽ chuyển dần sang màu trắng. Sau đó chúng hình thành các đường rạch lõm nổi trên bề mặt của da khiến da sần lên.

Thời gian quá trình rạn da mông sau đó, da sẽ bắt đầu cảm thấy nóng ran, ngứa thậm chí là cảm thấy bị châm chích nhẹ. 

Cách chữa trị rạn da mông

Hiện nay có rất nhiều cách trị rạn da mông hiệu quả. Dù là phương pháp truyền thống hay sử dụng xâm lấn, người mắc rạn da mông cũng cần tuân thủ theo đúng quy trình để có thể cải thiện nhanh nhất. Dưới đây sẽ là một vài phương pháp mà các bạn có thể tham khảo.

Sử dụng thuốc bôi để trị rạn da mông

Khi bị rạn da, bạn nên đến các phòng khám để kiểm tra. Sau đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và kê thuốc để bạn sử dụng. Trong số đó có thuốc bôi Tretinoin có thể chữa rạn da. Kem hoạt động bằng cách phá vỡ các lớp biểu bì cũ và tái phục hồi lại bằng tăng sinh một lượng collagen mới. Tuy nhiên để có tác dụng, bạn cần phải dùng thuốc Tretinoin khi các vết rạn  có màu đỏ hoặc hồng. Kem tretinoin này chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ngoài ra, cũng có một số loại serum cũng có thể chữa rạn da mông như serum FIT Flawless, Gel silicon khiến tăng mức sản sinh collagen giảm mức melanin, kem Trofolastin…

Dùng phương pháp Laser

Phác đồ điều trị bằng Laser có thể làm mờ đi vết rạn da ở mông. Một phác đồ điều trị thường kéo dài từ vài tuần. Hãy thật kiên nhẫn và đến cơ sở uy tín để thăm khám và chữa trị nhé.

Lăn vi kim điểm

Phương pháp này sử dụng công cụ dạng kim lăn gắn nhiều mũi kim siêu nhỏ để tác động lên bề mặt của vùng da bị rạn. Khi lăn vi kim da sẽ được tái tạo lại. Phác đồ này sẽ phát huy hiệu quả trong vòng 6 tháng trở đi.

Trị siêu mài mòn da

Đây có lẽ là một phương pháp không xâm lấn nhiều mà vẫn cải thiện được làn da rạn mông. Kỹ thuật này sẽ giúp tẩy tế bào chết trên da, giúp da được thông thoáng loại bỏ tế bào da đã chết. Từ đó làn da mới sẽ được hình thành mịn màng hơn.

Áp dụng công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp tái tạo collagen làm mờ đi các vết rạn da.

Người mắc bệnh rạn da mông cũng có thể tham khảo các cách chữa trị đến từ phương pháp tự nhiên như dùng dầu dừa, dầu olive, dầu hoa oải hương, thầu dầu, mù u….

Ngoài các phương pháp trên, những người bị rạn da mông cũng nên xây dựng cho mình lối sống khoa học và lạnh mạnh. Bởi chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng quyết định tới thời gian phục hồi vết rạn da. Bổ sung các sản phẩm có chứa kẽm, vitamin C, E. Tránh sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm, thuốc bôi có chứa corticosteroid. Cung cấp đủ nước tương ứng với trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin về bệnh rạn da mông – một bệnh về da khiến không chỉ chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng thấy tự tin, nhất là khi diện bikini. Hiểu được nguyên nhân và cách chữa trị, mong rằng các bạn sẽ sớm khỏi bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.